Hiện nay, có rất nhiều cách trị mụn khác nhau, với nhiều phương pháp. Và mỗi cách sẽ mang lại một kết quả hoàn toàn khác biệt. Người điều trị cần hiểu và được tư vấn kĩ càng của chuyên gia trước khi sử dụng. Dưới đây là một số chia sẻ đến từ chuyên gia da liệu tại Rio về vấn đề này, hãy cùng chúng tôi tham khảo nhé.
1. Điều trị mụn trứng cá không sử dụng thuốc kê toa
– Làm sạch da
Làm sạch da nhẹ nhàng bằng sữa rửa mặt không quá hai lần một ngày có thể giúp trị được mụn trứng cá. Tuy nhiên, điều này không làm sạch hẳn những mụn trứng cá đã có sẵn từ trước.
– Chất tẩy rửa
Một số thành phần chất hóa học có tác dụng làm sạch da thường được sử dụng trong các sản phẩm chăm sóc da: benzoyl peroxide, acid glycolic và acid salicylic hoặc lưu huỳnh.
+ Benzoyl peroxide. Sử dụng chất này nó thường mất ít nhất khoảng 4 tuần để hoạt động và phải sử dụng liên tục mới có tác dụng ngăn ngừa mụn trứng cá.
+ Acid salicylic: giúp điều chỉnh sự bong tróc bất thường của tế bào da. Đối với những trường hợp mụn trứng cá nhẹ, acid salicylic giúp làm thông thoáng lỗ chân lông để ngăn ngừa tổn thương.
+ Lưu huỳnh. Kết hợp với các chất khác như cồn và acid salicylic thì lưu huỳnh sẽ là thành phần của nhiều loại thuốc trị mụn không kê đơn. Tuy nhiên nó ít được sử dụng bởi vì nó có mùi khó chịu.
+ Gel hoặc kem bôi tại chỗ có chứa retinol :Thành phần này phải được sử dụng liên tục ít nhất từ 8 đến 12 tuần để có kết quả. Và phải được sử dụng theo đơn của bác sĩ da liễu.
+ Cồn và aceton. Cồn là một chất chống vi khuẩn nhẹ và aceton có tác dụng loại bỏ dầu trên bề mặt da. Hai thành phần này sẽ được kết hợp vào một số thuốc điều trị trứng cá không kê đơn. Tuy nhiên, nó có tác dụng phụ gây khô da và không có tác dụng hiệu quả với mụn trứng cá. Vì vậy, các bác sĩ da liễu ít khuyên sử dụng thành phần này.
+ Thảo dược, chất hữu cơ và thuốc “tự nhiên”. Có nhiều sản phẩm thảo dược, hữu cơ hoặc các chất tự nhiên được bán trên thị trường để điều trị hoặc ngăn ngừa mụn trứng cá. Tuy nhiên, hiệu quả của các thành phần này vẫn chưa được chứng minh và dường như nó không có nhiều lợi ích trong điều trị mụn trứng cá.
2. Điều trị mụn trứng cá sử dụng thuốc kê toa
– Kháng sinh
Thuốc kháng sinh có thể được sử dụng trên da (tại chỗ) hoặc uống (toàn thân).
+ Clindamycin tại chỗ (Cleocin T, Clinda-Derm) và erythromycin (Ilotycin) là những kháng sinh có tác dụng chống viêm và có hiệu quả chống lại một số vi khuẩn. Tuy nhiên, để phát huy được tác dụng thì cần phải được kết hợp với benzoyl peroxide hoặc retinol.
+ Ngoài ra, các loại kháng sinh đường uống chẳng hạn như erythromycin, doxycycline, minocycline và tetracyclin đều có hiệu quả trong nhiều trường hợp điều trị mụn trứng cá. Nhưng, tác dụng phụ khi sử dụng các loại này thường sẽ có nguy cơ kháng kháng sinh.
– Retinoids hoặc dẫn xuất của vitamin A
Những thành phần này thường có sẵn trong các thuốc bôi hoặc thuốc uống. Có thể được sử dụng kết hợp với các sản phẩm trị mụn khác chẳng hạn như: benzoyl peroxide và kháng sinh đường uống.
Retinoids dạng bôi không có tác dụng phụ nghiêm trọng như đường uống. Tuy nhiên, không được khuyến nghị cho phụ nữ có thai hoặc nuôi con bú. Tác dụng phụ của retinoids dạng bôi bao gồm đỏ, khô và ngứa da.
Đối với những trường hợp có mụn trứng cá nặng, isotretinoin là liệu pháp hiệu quả nhất. Đây là loại thuốc duy nhất có thể can thiệp vào tất cả nguyên nhân gây ra mụn trứng cá. Tuy nhiên, nó có thể gây ra tác dụng phụ như khô da, khô môi, đau cơ khớp, tăng nồng độ triglyceride, men gan cao…
– Acid azelaic
Thuốc bôi chứa thành phần azelaic ở dạng gel, kem có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm. Thường được sử dụng trong các trường hợp bệnh trứng cá đỏ nhưng nó cũng có thể giúp điều trị trứng cá ở mức độ nhẹ.
– Dapsone
Dapsone là một loại gel bôi ngoài da có tính kháng khuẩn và chống viêm
– Thuốc tránh thai đường uống
Thuốc tránh thai có chứa nội tiết tố nữ hoạt động bằng cách chống lại tác dụng của nội tiết tố nam (như testosterone) đối với mụn trứng cá.
Lợi ích của thuốc tránh thai đối với mụn tránh thai có thể diễn ra trong khoảng 3 đến 4 tháng. Tuy nhiên, nó cũng có thể có các tác dụng phụ như: buồn nôn, tăng cân, đốm, đau vú, và cục máu đông
Spironolactone (Aldactone)
Spironolactone là một loại thuốc đường uống có tác dụng ngăn chặn hoạt động của các hormone cơ thể ở các tuyến dầu trên da.
Thuốc này tuy không được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) phê chuẩn cho mụn trứng cá, nhưng đặc biệt hữu ích cho những phụ nữ bị mụn nặng hơn vào khoảng thời gian có kinh nguyệt và mãn kinh.
Một loại thuốc phổ biến khác mà bác sĩ da liễu có thể áp dụng là triamcinolone – một loại dung dịch corticosteroid được tiêm trực tiếp vào các nốt mụn.
3. Một số biện pháp ngăn ngừa mụn trứng cá
– Sử dụng sản phẩm chăm sóc da không gây mụn hoặc nhạy cảm để giảm nguy cơ tổn thương mới và giảm thiểu kích ứng da.
– Sử dụng sữa rửa mặt dịu nhẹ hai lần một ngày.
– Tránh các chất tẩy rửa hoặc các sản phẩm ở dạng hạt chà hoặc có kết cấu sệt. Bởi vì, những sản phẩm này có thể gây kích ứng da và dẫn đến mụn.
– Sử dụng kem dưỡng ẩm và kem chống nắng không gây mụn hàng ngày.
– Tránh cậy, nặn, hoặc nổi mụn. Điều này có thể dẫn đến sẹo và nhiễm trùng da.
Với những chia sẻ trên hy vọng sẽ giúp bạn năm rõ hơn về các phương pháp điều trị, từ đây tìm cho mình được phương pháp phù hợp nhất. Để được hỗ trợ tư vấn trực tiếp tốt nhất, bạn hãy liên hệ ngay đến Rio để được hỗ trợ nhé!
Có thể bạn quan tâm:
Xăm môi bị nhiễm trùng – Nguyên nhân, hậu quả và cách điều trị
Xăm môi là một trong những phương pháp thẩm mỹ được
Phun mày vi chạm giá bao nhiêu? Cập nhật bảng giá mới nhất!
Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ phun xăm
Phun môi nên kiêng gì? Lời khuyên từ chuyên gia Thẩm mỹ Rio
Phun môi là một dịch vụ thẩm mỹ đang ngày càng
Phun mày vi chạm là gì mà khiến chị em “Đổ Gục” hàng loạt?
Sở hữu một đôi lông mày đẹp luôn là mong ước
Phun môi bị sưng – Nguyên nhân, biểu hiện và cách chăm sóc
Phun môi là phương pháp thẩm mỹ phổ biến giúp cải
Tại sao phun môi nam ngày càng được ưa chuộng?
Tại sao ngày phun môi nam ngày càng được ưa chuộng?