Trong số những vấn đề mà phụ nữ sau sinh gặp phải thì rạn da luôn được quan tâm hàng đầu. Bởi việc khắc phục tình trạng này không hề đơn giản. Đòi hỏi sự kiên trì và đúng phương pháp. Vậy hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân rạn da sau sinh ở phụ nữ cũng như cách khắc phục hiệu quả qua bài viết dưới đây của Thẩm mỹ Rio nhé!.
Khi mang thai, các bộ phận trên cơ thể bà bầu buộc phải phát triển lớn hơn để tạo điều kiện cho thai nhi phát triển, đặc biệt là vùng bụng. Trong khi đó, bên dưới da là các mô hỗ trợ sự đàn hồi. Khi các mô này bị kéo căng ra để thích ứng với sự phát triển của thai nhi theo từng giai đoạn sẽ gây ra tình trạng rạn da.
Rạn da sau sinh xuất hiện do làn da không thể bắt kịp với sự phát triển nhanh chóng của cơ thể mẹ. Bụng là nơi dễ bị rạn da nhất. Sau đó là mông, ngực, hông, đùi và cánh tay.
Màu sắc của vết rạn sẽ khác nhau ở mỗi người do sắc tố da của mỗi người không giống nhau. Có người có màu hồng nhạt. Có người lại có màu nâu đỏ, tím hoặc nâu sẫm.
Kích thước vết rạn có thể lớn hay nhỏ, nhiều hay ít tùy thuộc vào mức độ tăng cân của mẹ khi mang thai. Với mức tăng cân bình thường khoảng 10-12kg, diện tích rạn da sẽ ít hơn so với mẹ bầu tăng từ 15-20kg trở lên.
Rạn da sau sinh là gì?
Nguyên nhân hàng đầu khiến da bị rạn sau sinh đó là tăng cân quá nhanh. Khi mang thai, trọng lượng và kích thước các bộ phận trên cơ thể của mẹ sẽ tăng lên nhanh chóng. Khi đó, bề mặt da bị kéo căng đột ngột. Không kịp thích nghi với tốc độ phát triển của cơ thể. Các sợi collagen và elastin dưới da bị đứt gãy gây rạn da khi mang thai.
Nếu trong gia đình có người bị rạn da từ nhỏ thì khả năng bà bầu bị rạn da sau sinh là khá cao. Đấy là do di truyền mà ra. Có những người thậm trí chưa sinh nhưng vẫn bị rạn da trắng.
Độ tuổi mang thai cũng lí do khiến da bị rạn sau sinh. Khi mang thai khi còn trẻ, cấu trúc da chưa ổn định nên các vết rạn da sẽ rất dễ xuất hiện. Trong khi đó, nếu bạn mang thai khi đã lớn tuổi thì làn da của bạn đã bị lão hóa, độ đàn hồi của da cũng sẽ kém đi.
Phụ nữ có làn da khô thường dễ bị rạn da hơn da dầu. Vì cấu trúc của các sợi collagen và elastin rất yếu. Do đó, tốc độ lão hóa của da khô nhanh hơn da dầu.
Thông thường, các mẹ chỉ chú ý đến việc chăm sóc da mặt mà bỏ qua việc dưỡng ẩm cho toàn thân. Khi vùng da bụng, ngực, mông và đùi không có độ ẩm cần thiết, độ đàn hồi của da sẽ kém đi, dễ dẫn đến tình trạng rạn da.
Phụ nữ mang thai tập thể dục thường xuyên trước và trong khi mang thai ít bị rạn da hơn những phụ nữ không tập thể dục. Khi cơ thể vận động, máu được lưu thông đều đặn, các cơ và da liên tục được giãn nở. Cơ thể mẹ sẽ dễ dàng thích nghi hơn với việc tăng cân. Bà bầu có thể lựa chọn các bài tập nhẹ nhàng khi mang thai như yoga, đi bộ.
Nguyên nhân bị rạn da
Biểu hiện rõ nhất của rạn da là những đường màu đỏ và tím. Rạn da thường đi kèm với ngứa da. Do da bị khô và căng quá mức. Đôi khi các vết rạn da được bao phủ bởi lớp vảy trắng. Các vảy trắng này là các tế bào da bị tổn thương bị đẩy lên bề mặt, tạo thành vảy khô.
Thông thường sau khi sinh, các vết rạn có màu đỏ hoặc tím sẫm chạy dọc theo chiều dài của bụng. Các vết rạn này khá dày và gần nhau.
Xem thêm:
Mặc dù không thể ngăn ngừa hoàn toàn các vết rạn da. Nhưng có một số cách bạn có thể giúp giảm mức độ nghiêm trọng của chúng:
Trên đây là nguyên nhân và dấu hiệu bị rạn da sau sinh. Hãy trang bị cho mình những kiến thức bổ ích này để nhanh lấy lại vóc dáng xinh đẹp sau sinh nhé!
Tư vấn 24/7 hotline: 0966941999