Mắm là loại gia vị thuộc nhóm nguy hiểm sau phun môi, một trong số đó phải kể đến mắm tôm. Vậy phun môi ăn mắm tôm được không? Đâu […]
Mắm là loại gia vị thuộc nhóm nguy hiểm sau phun môi, một trong số đó phải kể đến mắm tôm. Vậy phun môi ăn mắm tôm được không? Đâu là thực phẩm “vàng” để nên ăn sau khi phun môi? Hãy cùng tìm hiểu chủ đề thú vị này cùng Thẩm mỹ Rio nhé.
Phun môi ăn mắm tôm được không?
Về mặt dinh dưỡng, mắm tôm chứa nhiều sắt, canxi và DHA. Có tác dụng giúp cơ thể khỏe mạnh, phòng ngừa các bệnh về võng mạc. Dù được nhiều người mệnh danh là “gia vị vàng”. Nhưng mắm tôm lại là “kẻ thù chí mạng” đối với những người xăm môi.
Theo lời khuyên của các chuyên gia, sau khi xăm môi bạn tuyệt đối KHÔNG được ăn mắm tôm. Ít ai biết mắm tôm “hội tụ” đủ 4 tác hại mà người mới xăm môi nên tránh. Cụ thể:
- Độ tanh của hải sản: Phun môi cần phải kiêng các loại hải sản. Vì chúng khiến môi của bạn sưng tấy và không lên màu chuẩn. Mắm tôm được ủ từ 100% tôm hoặc moi – một loại hải sản có đặc tính rất tanh. Sau khi ăn mắm tôm, miệng của bạn sẽ bị sưng tấy rõ rệt.
- Quá mặn: Do sử dụng một lượng muối lớn (từ 700 – 800g/1 lít nước mắm) nên mắm tôm có vị rất mặn. Khi muối tiếp xúc với niêm mạc môi (vốn đang bị tổn thương). Vết thương sẽ bị đau nhói, rát và lở loét trên diện rộng.
- Nguồn vi khuẩn cao: Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng cứ 1ml mắm tôm sẽ chứa khoảng 200.000 vi khuẩn. Dù hơn một nửa là vi khuẩn có lợi nhưng số lượng vi khuẩn có hại vẫn đủ khiến môi bị nhiễm trùng, phồng rộp.
- Dễ loang màu môi: Trong mắm tôm có hoạt chất peptide có tính kiềm cao. Khi phản ứng với mực xăm sẽ khiến bị loang lổ. Các liên kết màu cũng kém bền khiến hiệu quả phun xăm chỉ duy trì được từ 7 – 9 tháng. Ngoài ra, sự kết hợp của mắm tôm với chanh (axit) cũng là một chất khử mạnh. Dẫn đến hiện tượng môi bị đốm đen.
Phun môi ăn mắm tôm được không?
Bao lâu thì ăn được mắm tôm?
Ngoài phun môi ăn mắm tôm được không, nhiều người cũng thắc mắc bao lâu được ăn. Tốc độ phục hồi của môi sẽ quyết định thời điểm bạn có thể ăn được mắm tôm hay không. Thông thường chị em nên kiêng mắm tôm từ 2-3 tuần. Sau khi hết vảy, màu trong, miệng hết sưng là bạn có thể ăn mắm tôm trở lại.
Thực phẩm vàng nên ăn sau khi phun xăm môi
Trong thời gian kiêng mắm tôm sau khi xăm môi, chị em nên chuyển sang những thực phẩm lành mạnh dưới đây:
- Cà chua kích thích tái tạo niêm mạc miệng, kháng viêm, làm dịu da và chống sưng tấy.
- Cà rốt có khả năng ức chế cholesterol xấu. Tính chất chống oxy hóa của cà rốt cũng rất mạnh giúp môi luôn ẩm mịn.
- Quả cam chứa sắt, niacin, crom và citric. Ăn cam thường xuyên sẽ “cứu cánh” cho đôi môi bị đổi màu hoặc nổi mụn mủ.
- Dứa giúp tăng hệ miễn dịch, hỗ trợ kháng khuẩn, chống viêm toàn diện.
- Sữa chua cũng là “cứu tinh” cho làn môi thẩm mỹ. Sữa chua có hàm lượng protein vừa đủ, nhiều lợi khuẩn, dồi dào vitamin và các vi chất có lợi. Giúp vùng da môi hồi phục nhanh hơn.
Phun môi nên ăn gì?
Xem thêm:
Một số lưu ý về cách chăm sóc môi sau khi xăm
Môi sau khi xăm rất nhạy cảm nên bạn cần kiêng khem và “chăm sóc” cẩn thận. Cụ thể:
- “NÓI KHÔNG” với các món ăn dễ gây sẹo như bò, ngan, cua, hàu, rau muống
- Hạn chế đồ nếp, giảm vị mặn/cay/ngọt khi chế biến
- “Tạm biệt” các loại nước ngọt có gas, trà sữa, rượu bia, chất kích thích
- Súc miệng ngày 3-4 lần (nhất là sau khi ăn), kiêng nước trong 48h đầu
- Không tự ý bóc vảy, chà xát mạnh
- Hạn chế vận động, che chắn môi cẩn thận bằng khẩu trang
Vậy là Rio vừa giải đáp cho bạn thắc mắc phun môi ăn mắm tôm được không? Hãy sáng suốt và “tránh xa” loại mắm này khi mới xăm môi nhé. Nếu bạn muốn phun xăm đẹp, chất lượng hãy đến ngay Thẩm mỹ Rio nhé.